Tin tức

Tìm hiểu CMYK là gì, RGB là gì? Vai trò và ứng dụng trong thiết kế đồ họa

cmyk-la-gi

CMYK và RGB là hai hệ màu phổ biến nhất trong in ấn, thiết kế đồ họa, tuy phổ biến là như thế nhưng 2 hệ màu này thường bị nhầm lẫn và sử dụng sai mục đích. Chính vì thế trong bài viết này chúng tôi sẽ đi giải mã định nghĩa và ứng dụng của 2 hệ màu này. Hãy cùng theo dõi bài viết nhé!

1. CMYK là gì?

Từ CMYK (hay đôi khi là YMCK) là từ viết tắt trong tiếng Anh để chỉ mô hình màu loại trừ sử dụng trong in ấn màu. Mô hình màu này dựa trên cơ sở trộn các chất màu của các màu sau:

  • C=Cyan trong tiếng Anh có nghĩa là màu xanh lơ hay cánh chả
  • M=Magenta trong tiếng Anh có nghĩa là màu cánh sen hay hồng sẫm
  • Y=Yellow trong tiếng Anh có nghĩa là màu vàng
  • K=Key (trong tiếng Anh nên hiểu theo nghĩa là cái gì đó then chốt hay chủ yếu để ám chỉ màu đen mặc dù màu này có tên tiếng Anh là black do chữ B đã được sử dụng để chỉ màu xanh lam (blue) trong mô hình màu RGB
    để tạo các màu khác.

2. RGB là gì?

Hệ màu RGB là hệ màu cộng, tượng trưng cho hệ màu phát sáng. Màu RGB được sử dụng trong việc hiển thị hình ảnh từ các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại, ti vi, máy tính.

Hệ màu RGB là sự hòa trộn của 3 màu:

  • RED: Đỏ
  • Green: Xanh lá cây
  • Blue: Xanh da trời

Tham khảo thêm nhiều thông tin hơn tại:

File thiết kế là gì? Các định dạng file thiết kế phổ biến

8 phần mềm thiết kế nhãn sản phẩm thông dụng nhất

3. Phân biệt CMYK và RGB

3.1 Nguyên lí hoạt động

  • Màu CMYK: Nguyên lý làm việc của CMYK là trên cơ sở hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ. Trong CMYK hồng sẫm cộng với vàng sẽ cho màu đỏ, cánh sen cộng với xanh lơ cho màu xanh lam, xanh lơ cộng với vàng sinh ra màu xanh lá cây và tổ hợp của các màu xanh lơ, cánh sen và vàng tạo ra màu đen.
  • Màu RGB: Nguyên lý làm việc của hệ RGB là phát xạ ánh sáng, hay còn gọi là mô hình ánh sáng bổ sung (các màu được sinh ra từ 3 màu RGB sẽ sáng hơn các màu gốc)

3.2 Ứng dụng

  • Màu CMYK: Vì các máy in đều pha trộn màu dựa trên hệ màu này nên CMYK luôn được sử dụng trong ngành in ấn. Hơn nữa hệ màu CMYK cho tính chính xác từ lúc hiển thị trên máy tính đến lúc cho ra sản phẩm, điều này giúp các nhà in ấn làm việc dễ dàng hơn với khách hàng.
  • Màu RGB: RGB cho khả năng hiện thị màu sắc rất đẹp mắt nên được sử dụng cho việc hiển thị trên các thiết bị kỹ thuật số

4. Chuyển đổi từ CMYK sang RGB và ngược lại

Cách thứ 1:

Chúng ta sẽ sử dụng phần mềm Photoshop để có thể chuyển đổi

B1: Mở hình ảnh cần chuyển hệ màu: Phải chuột vào file ảnh chọn open with và chọn tới Photoshop

chuyen-rgb-sang-cmyk

B2: Trên thanh công cụ vào Image > Mode > CMYK color > Khi hộp thoại hiển thị lên thì hãy chọn OK

chuyen-rgb-sang-cmyk

Kết quả: Ta được một file ảnh có hệ màu CMYK, tuy nhiên thì bạn có thể thấy rằng màu sắc của ảnh đã trở nên nhợt nhạt hơn hệ màu RGB. Để khắc phục tình trạng này thì chúng ta sẽ sử dụng cách 2 mà tôi sẽ hướng dẫn ngay dưới đây.

chuyen-rgb-sang-cmyk

Cách 2:

B1: Vào Edit > Convert to profile

chuyen-rgb-sang-cmyk

B2: Ở hộp thoại hiện lên tại mục Destination Space chọn Custom CMYK, sau đó ấn OK tại hộp thoại hiện lên sau đó

chuyen-rgb-sang-cmyk

chuyen-rgb-sang-cmyk

B3: Ở hộp thoại hiện lên sau đó

  • Tại mục Ink Color chọn Toyo Inks (Coated Web Offset)
  • Tại mục Dot gain: Điều chỉnh thành 10%
  • Tại mục Black Ink Limit điều chỉnh thành 10%
  • Chọn OK để hoàn tất quá trình

chuyen-rgb-sang-cmyk

Kết quả cuối cùng ta sẽ có một file ảnh với hệ màu CMYK nhưng không bị sai lệch màu như cách 1. Với phương pháp này thì các nhà in ấn và quảng cáo dễ dàng cho ra những sản phẩm in ấn với độ màu tươi, đẹp

chuyen-rgb-sang-cmyk

Tổng kết: Qua bài viết này chắc chắn chúng ta đã có thể hiểu được chi tiết định nghĩa của hệ màu CMYK và RGB và cũng đã có thể phân biệt sự khác nhau về nhiều khía cạnh của chúng. Ngoài ra thì cách chuyển hệ màu từ RGB sang CMYK cũng cực hữu ích cho các nhà in ấn và quảng cáo. Rất vui vì đã có thể mang những kiến thức hữu ích đến với quý vị.