1. In Hiflex là gì?
Hiflex là loại chất liệu nhựa (PVC), có màu trắng sữa được sử dụng trong ngành in kỹ thuật số, Hiflex được gọi một cách thuần việt hơn là bạt. Bạt hiflex được sản xuất thành từng cuộn khổ 2m4, chiều dài khoảng 50m, trước khi được sử dụng mặt bạt sẽ không có nội dung gì và để in nội dung lên mặt bạt thì các nhà in sử dụng máy in phun.
Xem thêm thông tin tại:
Địa chỉ in hiflex giá rẻ, uy tín nhất tại Hà Nội
Mẫu hộp đèn quảng cáo đa dạng thiết kế và mục đích sử dụng
2. Phân loại in Hiflex
- In Hiflex xuyên đèn: Loại bạt Hiflex cho khả năng xuyên đèn này thường mỏng và không có những đường gân như các loại bạt khác. Chúng ta sử dụng loại bạt này khi muốn làm các loại biển quảng cáo phát sáng vào buổi tối.
- In Hiflex không xuyên đèn: Loại bạt hiflex này có độ dày lớn và thậm chí là có 2 lớp như bạt đế ghi. Vì dày và có 2 lớp nên bạt có độ bền tốt thường được sử dụng cho mục đích quảng cáo ngoài trời.
3. Ưu nhược điểm của bạt Hiflex
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ: Bản thân chất liêu Hiflex đã khá rẻ cộng thêm với việc hiện nay có rất nhiều nhà quảng cáo cung cấp dịch vụ in bạt Hiflex nên giá để in bạt Hiflex trên thị trường rất rẻ. Tất nhiên mức giá rẻ này chỉ bao gồm việc in bạt chưa bao gồm thiết kế và thi công. Nhìn chung thì in Hiflex vẫn có mức giá rẻ vì thế nên nó rất được ưa chuộng.
- Đa dạng mục đích sử dụng: Khi bạn cần một vật liệu quảng cáo có giá thành rẻ và đa dạng mục đích sử dụng thì Hiflex là lựa chọn tốt nhất. Bạt Hiflex có thể sử dụng làm biển mặt tiền, biển hộp đèn, băng rôn, backdrop sự kiện, nhìn chung Hiflex sẽ thích hợp với những trường hợp mà người sử dụng không quá khắt khe với chất liệu.
- Thời gian thi công nhanh chóng: Việc thi công bạt hiflex có thể coi là đơn giản nhất trong ngành quảng cáo. Khi làm các loại biển quảng cáo thì khung của bạt sẽ là sắt hộp 2 còn khi treo băng rôn thì 4 góc của bạt sẽ được gắn khuyên sắt.
Nhược điểm:
- Không thể sử dụng trong thời gian dài: Dài ở đây là chúng ta đang đề cập đến khoảng thời gian >3 năm còn ngắn hơn thời gian đó thì bạt sẽ vẫn bền đẹp. Khi sử dụng ngoài trời thì thời tiết mưa nắng sẽ làm các sợi bạt bị oxi hóa khiến chúng dễ bị rách và phai màu.
4. Ứng dụng của in Hiflex
- Biển quảng cáo mặt tiền: Nhiều khách hàng ưu thích lựa chọn Hiflex làm biển mặt tiền bởi nó rẻ và vẫn đảm bảo thu hút khách hàng. Các loại hình kinh doanh sử dụng dạng biển này thường là quán bia, quán nhậu, quán tạp hóa, quán ăn vỉa hè. Với các loại biển này chúng ta sẽ gia cố bạt với khung sắt, nếu muốn biển phát sáng thì sẽ sử dụng bóng típ.
- Hộp đèn quảng cáo: Hộp đèn quảng cáo là các sản phẩm biển có khả năng phát sáng như biển đứng và biển vẫy. Đối với các loại hộp đèn bạt hiflex thì ta luôn sử dụng bóng típ để tiết kiệm tối đa chi phí.
- Backdrop sự kiện: Backdrop sự kiện là nơi trung tâm của các sự kiện và bạt Hiflex là một vật liệu lý tưởng cho nó. Backdrop sự kiện thường được làm bằng bạt bởi giá thành rẻ, quá trình thi công lắp đặt nhanh, dễ dàng di chuyển.
- Băng rôn: Băng rôn có thể treo ở bất cứ đâu vì thế chỉ có bạt hiflex mới có thể đáp ứng được nhu cầu đó.
5. Những lưu ý khi in Hiflex
- Độ dày bạt Hiflex:
- Loại mỏng: Từ 0.32 – 0.34 mm thường dùng in băng rôn, làm hộp đèn xuyên đèn.
- Loại trung bình: 0.36mm – 0.38mm thường dùng làm mặt biển đơn, biển hộp đèn, backdrop, phông sân khấu,…
- Loại dày: 0.46mm thường dùng để căng với kích thước lớn, treo ở nơi nhiều gió.
- Loại bạt hiflex 2 da: có khả năng chống xuyên đèn cực tốt.
- Thiết kế: Để bạt được in đẹp nhất thì quá trình thiết kế là rất quan trọng, công cụ thiết kế thường là Ai hoặc Corel. File thiết kế bắt buộc phải để hệ màu CMYK để khi in ra không bị sai lệch.
- Khổ bạt: khổ máy in Hiflex phổ biến là 1,5m 2m và 5m vì thế có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của khách hàng
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tổng quát mọi mặt về công nghệ in Hiflex lẫn ứng dụng của nó trong ngành quảng cáo hiện nay. Hi vọng bài viết đã cung cấp được những kiến thức hữu ích đến các bạn.