Tin tức

Tham khảo cách phối màu biển quảng cáo

Tham khảo cách phối màu biển quảng cáo

Màu sắc đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố không thể thiếu trong sự thành công của biển quảng cáo. Biết phối màu biển quảng cáo đẹp, ấn tượng, thì những ý tưởng xem chừng là đơn giản cũng có thể biến thành những tuyệt tác!

Tầm quan trọng của việc phối màu biển quảng cáo 

Để nói nhanh và rõ nhất về tầm quan trọng của màu sắc trên biển quảng cáo thì đây chính là yếu tố đầu tiên tác động và quyết định về việc có thu hút được sự chú ý của khách hàng hay không! Bạn có một thiết kế đẹp, một thiết kế vô cùng độc đáo và ấn tượng nhưng hãy nhớ đó chỉ là bộ khung mà thôi. Cách bạn phối hợp màu sắc mới chính là lúc chiếc biển quảng cáo được “thổi hồn”.

Màu sắc tác động trực tiếp lên thị giác, có ảnh hướng lớn đến tâm lý, trạng thái của người được tiếp nhận. Biết cách phối màu biển quảng cáo tốt, bạn có thể thu hút khách hàng ngay cả ở khoảng cách xa. Và ngược lại, dù có đặt biển quảng cáo trước mắt mà màu sắc quá nhạt nhòa, không điểm nhấn, người tiêu dùng hoàn toàn có thể lướt qua mà không đọng lại được chút gì.

Màu sắc không chỉ được dùng để trang trí mà còn có tác dụng lớn hơn rất nhiều. Chúng có thể lôi kéo, kích thích sự tò mò, chú ý, thậm chí có thể khiến người xem trở nên hào hứng hơn với sản phẩm của bạn, đồng cảm hơn với thương hiệu của bạn.

Và cách phối màu biển quảng cáo cũng chính là lời khẳng định cá tính thương hiệu, cái gu của doanh nghiệp. Sản phẩm tốt, thương hiệu tốt thì ngay từ hình thức của chiếc biển quảng cáo cũng phải đẹp, phải phần nào phản ánh được điều đó.

Các loại màu sắc cơ bản trong phối màu biển quảng cáo 

Có rất nhiều sắc độ màu khác nhau nhưng khi phối màu biển quảng cáo, các chuyên gia đã phân tích ra được 8 gam màu cơ bản. Mỗi gam màu đại diện cho một ý nghĩa, mang đến sự ảnh hưởng khác nhau tới thị giác của con người.

Phối màu biển quảng cáo

Phối màu biển quảng cáo

Màu nóng

Màu nóng là màu đỏ bão hòa trên vòng tròn màu, đó là màu đỏ cờ được pha bởi màu magenta và yellow. Màu nóng tự nó phản chiếu và lôi cuốn sự chú ý. Vì vậy màu đỏ thường dùng trong thiết kế khi muốn gây sự chú ý. Màu nóng có ảnh hưởng mạnh mẽ, làm tác động đến không gian chung quanh nó. Sức lôi cuốn của màu nóng ảnh hưởng nhiều đến sự chú ý của con người.

Màu lạnh

Màu lạnh là màu thuần xanh biển. Nó giúp biển quảng cáo toả sáng và tươi sáng hẳn lên. Màu lạnh làm chúng ta thấy mát như đang gần một tảng đá hay trên tuyết. Màu lạnh làm người xem có cảm giác mát mẻ, nhẹ nhàng. Màu lạnh có tính đối lập với màu nóng. Khi chuyển dần từ màu nóng sang màu lạnh, chúng ta có cảm giác như đang đứng bên lò lửa được chuyển sang cạnh một tảng băng, rất dễ chịu.

Màu ấm

Trong màu ấm luôn có sự hiện diện của màu đỏ. Màu ấm được tạo ra do sự phối hợp giữa màu đỏ và màu vàng. Tùy theo mức độ pha giữa màu đỏ và màu vàng mà chúng ta có những dạng màu ấm khác nhau. Ví dụ: màu đỏ cam; màu cam; màu vàng cam… Màu ấm thể hiện sự thân thiện, đón chào người xem. Nhìn màu ấm giống như chúng ta đang ngắm cảnh đẹp của mặt trời bình minh hoặc hoàng hôn.

Màu mát

Màu mát được tạo ra trên nền màu xanh. Nó không giống như màu lạnh bởi vì được phối với màu vàng. Một số dạng màu mát như: vàng xanh; xanh lá cây; lục lam… Dạng màu xanh ngọc và xanh lá cây luôn có trong tự nhiên. Màu mát làm chúng ta thấy nhẹ nhàng như đang trong mùa đâm chồi nảy lộc của mùa xuân. Màu mát luôn nhẹ nhàng, tươi mát và sâu lắng. Màu mát giống như một thác nước làm dịu mắt người xem.

Màu sáng

Màu sáng là màu của thủy tinh, của cây tùng lam. Màu sáng có tính nhẹ nhàng trong sáng. Màu sáng được tạo ra từ màu đỏ pha với lục lam đi kèm với vàng nhạt. Tuy nhiên sắc thái màu phải trong. Khi độ trong của màu tăng thì mức độ thay đổi sắc độ màu giảm. Màu sáng làm chúng ta thấy tâm hồn trở nên thoải mái, thư thái và buông lỏng. Màu sáng giống như màn cửa sổ hé ra để ánh nắng ban mai lùa vào phòng.

Màu sậm

Màu sậm là màu chứa màu đen trong khi phối màu. Màu sậm làm khoảng không gian như thu nhỏ lại và làm vật thể như nhỏ hơn. Màu sậm làm tăng tính nghiêm trang, đứng đắn. Màu sậm ẩn khuất như khung cảnh của mùa thu và mùa đông ảm đạm. Phối hợp giữa màu sáng và màu sậm sẽ gây nên một ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ. Nó tiêu biểu cho sự đối lập của tự nhiên, sự tương phản nhưng cần thiết giữa ngày và đêm.

Màu nhạt

Màu nhạt là màu tùng lam thật nhẹ. Sắc màu nhợt nhạt, nó chứa ít nhất 65% màu trắng. Màu nhạt tạo nên vẻ mềm mại, lãng mạn và thoáng đãng. Màu nhạt thường dùng như màu ngà, tùng lam sáng và hồng tối nhạt. Màu nhạt tạo cho người xem một cảm giác như ngắm đám mây nhẹ trôi hoặc như nắng nhẹ ban mai hoặc êm đềm như một sáng mờ sương. Vì màu nhạt là màu trang nhã nên thường được dùng trong trang trí nội thất.

Màu tươi

Màu tươi là tổng hợp tinh khiết của màu sắc. Sự tươi thắm của màu sắc được tạo ra bằng cách bỏ qua thang xám và đen. Trong màu tươi chứa các sắc màu xanh; đỏ; vàng và cam. Màu tươi chói lọi và sặc sỡ, nó gây nên sự chú ý. Một chiếc xe màu vàng tươi, một chùm bong bóng rực rỡ hoặc cái mũi tươi thắm của chú hề… là những sắc màu không bao giờ bị quên lãng. Màu sắc tươi tạo ra nét phấn khởi, vui tươi luôn được ngành thời trang và quảng cáo chú ý.

Cách phối màu biển quảng cáo cơ bản 

  • Cách phối màu đơn sắc: Khi bạn chỉ chọn 1 màu và sử dụng các sắc thái của màu đó để hoàn thành thiết kế. Chúng ta gọi đó là sự kết hợp của màu đơn sắc.
  • Cách phối màu bổ sung: Sử dụng 2 loại màu đối diện trong bảng màu. Khi kết hợp, chúng bổ sung cho nhau và tạo ra sự sắc nét
  • Cách phối màu tương tự: Những màu này nằm cạnh nhau trong bảng màu và khi kết hợp cùng nhau, chúng tạo ra sự hài hoà.
  • Cách phối 3 hoặc 4 màu khác nhau: Vị trí những màu này rải rác trong bảng màu theo hình tam giác hay hình vuông.
Phối màu biển quảng cáo

Phối màu biển quảng cáo

Trên đây là một số kiến thức liên quan đến phối màu biển quảng cáo. Mọi thông tin chi tiết vui lòng truy cập website bienquangcaohn.net. Xem các sản phẩm của chúng tôi tại đây

Xem thêm:  Mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *