Tin tức

In lụa là gì? Quy trình in lụa như thế nào?

in-lua

In lụa là gì? In lụa được sử dụng đa dạng như thế nào trong các lĩnh vực? Hôm nay Quảng cáo Thượng Lâm sẽ giải đáp hết các thắc mắc trên cho các bạn nhé!

1. In lụa là gì? Lịch sử ra đời của phương pháp in lụa

  • In lụa hay có tên gọi khác là “in lưới” là một dạng trong kỹ thuật in ấn. Cái tên in lụa được đặt ra xuất phát từ lụa bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa cho đến ngày nay khi chiếc khung đó được thay thế bằng khung sợi vải, vải bông hay lưới kim loại thì cái tên này được mở rộng ra và gần gũi hơn đó là “In lưới”.

Tham khảo thêm nhiều kỹ thuật in tại:

In phun là gì? Ưu điểm của công nghệ in phun

In kỹ thuật số là gì? Ứng dụng của công nghệ in kỹ thuật số

Màn hình LED – sản phẩm quảng cáo hiệu quả nhất?

 in-lua

Lịch sử ra đời của kỹ thuật in lụa:

  • Kỹ thuật này được Châu Âu sử dụng vào năm 1925 với việc in trên giấy, bìa, thuỷ tinh, tấm kim loại, vải giả da….
  • Nhưng, hơn 1000 năm trước “người ta phát minh ra rằng sợi tơ khi kéo căng trên một khung gỗ, với hình ảnh khuôn tô gắn phía dưới khung bằng keo hồ có thể dùng để sao chép các hình ảnh nhiều lần trên nhiều vật liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ tròn khuôn tụ”.
  • Những công trình nghiên cứu sử dụng vải tơ làm lưới in sau đó được tiến hành tại Pháp và Đức trong khoảng thập niên 1870. Sau đó tại Anh Quốc, vào năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ. Năm 1914, tại San Francisco, California, phương pháp in lưới nhiều màu được John Pilsworth phát triển.

tho-dang-in-lua-bang-khuon

2. Đặc điểm của kỹ thuật in lụa

  • Đa dạng: có thể in trên nhiều bề mặt dày, mỏng khác nhau như nhựa, giấy, kim loại, đá,…..
  • Đa năng: In được trên hàng trăm chất liệu khác nhau, nhưng lại vô cùng quen thuộc và phổ biến, chúng được coi như: miếng bìa carton, nhôm, kẽm, sắt, chì, nhựa, hay hơn nữa là mica….
  • Đa hình thể: Các sản phẩm được in da có thể đa dạng hình dạng như tròn, hình xoan, hình quạt, hình chóp, hình dẹp,….

san-pham-cua-in-lua

3. Các hình thức in lụa phổ biến hiện nay

Dựa vào các đặc điểm người ta có thể phân loại in lụa theo các cách:

Cách thức sử dụng khuôn in:

  • In lụa trên bàn in thủ công
  • In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
  • In lụa trên máy in tự động

khung in kua co ban

Hình dạng khuôn in:

  • In dùng khuôn lưới phẳng
  • In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay

Theo phương pháp in:

  • In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in
  • In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm, và
  • In dự phòng: là in trên sản phẩm có màu nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được

 mau-in-lua

4. Cơ chế và nguyên lý của kỹ thuật in lụa

Cơ chế in lụa:

  • Vật liệu cần in (ví dụ như giấy, vải …).
  • Thanh tay kê: để định vị vị trí cần in lên sản phẩm.
  • Khuôn in: nói đơn giản là 1 cái khuôn có chứa hình ảnh cần in, chỗ cần cho mực đi qua là phần tử in, chỗ không cho mực đi qua gọi là phần tử không in.
  • Mực in sẽ được 1 thanh dao gạt mực quết qua bên trên khuôn in, mực chảy qua lỗ lưới và thấm xuống vật liệu in.

khung-in-lua

Nguyên lý in lụa:

  • Kỹ thuật in lụa được dựa trên nguyên lý thấm mực, mực được cho vào lòng khung được gạt qua bằng nột lưới cao su, dưới áp lực của dao gạt chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in và in lên vật liệu đã chuẩn bị. Những phần không cho mực thấm qua bị chặn lại bởi hồ hoặc hóa chất chuyên dụng.
  • Ban đầu chúng được in thủ công nhưng sau đó do công nghệ phát triển nên được tự động hóa bằng máy móc.
  • Kỹ thuật này áp dụng được trên nhiều loại vật liệu như: nilông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy…hoặc sử dụng trong công nghệ in gạch men.

 qua-trinh-in-lua

5. Quy trình của kỹ thuật in lụa

Dưới đây là các bước cơ bản của một quy trình un lụa cho các bạn tham khảo:

  • Bước 1: Chuẩn bị khung và pha keo: Khung có thể được làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm đã được rửa và phơi khô sạch sẽ, khung có thể có nhiều hình dạng khác nhau tuy nhiên đa số được sử dụng là khung hình chữa nhật.
  • Bước 2: Chụp bản
  • Bước 3: Pha mực: Mực in cần phải được chuẩn bị thật kỹ đặc biệt phải phù hợp với từng chất liệu được in.
  • Bước 4: In thử và canh tay kê: Bạn cho mực lên máng để quét lên lưới chú ý quét đều 2 mặt rồi sấy thật khô thật khô tiếp tục dán phim lên mặt ngoài của lưới, lấy băng dính dán 4 góc lại, lấy tấm kính để ép phim vào lưới và đem đi phơi dưới ánh sáng mặt trời trong vòng 3 phút hoặc dùng máy phơi, sau đó bạn có thể kiểm tra sản phẩm của mình.
  • Bước 5: In sản lượng: Đánh giá chất lượng của bản in thử thấy sản phẩm đạt được các tiêu chí cần thiết thì bạn bắt đầu tiến hành in hàng loạt.
  • Bước 6: Rửa khung: Sau khi phơi xong bạn gỡ phim ra thì đem khung đi rửa thật kỹ để chuẩn bị cho lần in sau.

san-pham-in-lua

Bên trên là toàn bộ chia sẻ của Quảng cáo Thượng Lâm về kỹ thuật in lụa hiện nay.